Những ngày oi bức kéo dài luôn khiến cơ thể chúng ta trở nên mệt mỏi, khó chịu. Ở thể nhẹ sẽ gây khát khô cổ, bỏng rát da sau khi đi ngoài nắng trở về, nhưng nặng hơn còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn không lường trước được.
Dưới đây là những vấn đề sức khỏe mà khả năng cao bạn có thể gặp phải khi đi giữa trời nắng quá lâu, nên nắm rõ để tìm cách khắc phục.
Dưới đây là những vấn đề sức khỏe mà khả năng cao bạn có thể gặp phải khi đi giữa trời nắng quá lâu, nên nắm rõ để tìm cách khắc phục.
Say nắng
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài mà cơ thể lại không được bổ sung nước sẽ khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao. Một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng say nắng là mạch đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, hơi thở dồn dập, bề mặt da sờ vào thấy rát đỏ…
-> Xem thêm: Xông hơi da mặt tại nhà
Cơ thể mất nước
Tình trạng mất nước thường xảy ra khi cơ thể ra nhiều mồ hôi giữa trời nắng nóng mà không có chất lỏng bù đắp lại. Triệu chứng dễ nhận thấy là khô miệng, khô mắt, đau đầu, màu nước tiểu đậm, chóng mặt…
Ngất xỉu
Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, việc ra đường mà không trang bị bất kỳ món đồ bảo vệ nào sẽ làm tăng cao nguy cơ ngất xỉu giữa đường.
Cháy nắng
Cháy nắng là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi đi ngoài trời nắng nóng quá lâu. Đặc biệt là khi bạn không sử dụng thêm kem chống nắng hay mặc áo chống nắng thì nguy cơ cao còn có thể mắc phải bệnh ung thư da.
Chuột rút chân
Nhiệt độ ngoài trời quá cao cũng có thể gây ra tình trạng chuột rút chân, nhất là những người hay tập luyện, chơi thể thao dưới trời nắng.
Khi trời nắng sẽ gây tác hại đến sức khỏe cơ thể mà và ảnh hưởng đến một trong những điểm mà chị em phụ nữ lo lắng nhất đó là làn da. Có một số các phương pháp giúp bạn bảo vệ làn da của mình trong thời tiết nắng nóng.
Các phương pháp chống nắng, bảo vệ da
Làn da trẻ, khỏe là một làn da căng, mịn, không có nếp nhăn lớn và nhỏ, không có sắc tố bất thường, không có dấu hiệu chảy xệ. Ánh nắng mặt trời có nhiều lợi ích nhưng cũng có tác hại gây sạm da, đứt gãy collagen làm da nhăn, chảy xệ. Tiếp xúc quá nhiều còn gây bỏng rát, kích ứng thậm chí ung thư da. Bảo vệ da trước khi da bị lão hóa sẽ dễ dàng hơn việc điều trị.
Kiểm soát thời gian phơi nắng
Ánh nắng trước 9h sáng và sau 16h buổi chiều ít nhiều vẫn có lợi cho cơ thể. Nhưng nếu khoảng thời gian này bạn tiếp xúc trên 60 phút thì nên có biện pháp bảo vệ da chống nắng.
Với ánh nắng chói chang gay gắt, hoàn toàn không nên phơi nắng, đồng thời mắt và da cần được bảo vệ cẩn thận. Bạn nên lựa chọn kính mắt cản tia UV và kết hợp các biện pháp khác nhau để bảo vệ làn da như sử dụng cream chống nắng cùng với quần áo chống nắng dài rộng sẫm màu.
Lựa chọn cream chống nắng
Lựa chọn kem chống nắng phải phù hợp với làn da và hoạt động hằng ngày của mỗi người
Thành phần kem chống nắng: Methyl Paraben là 1 chất bảo quản thường xuyên gặp trong các mỹ phẩm, không loại trừ cream chống nắng nhưng nhiều năm trước chất này bị cấm vì gây ung thư và phát triển ung thư vú. Retinyl Palmitate hay Retinol Palmitate rất được ưa dùng trong thành phần cream dưỡng, mỹ phẩm, cream chống nắng.
Các nhà khoa học châu âu chứng minh rằng chất này là thủ phạm gây kích ứng da, thậm chí ung thư da và rất có hại cho thai nhi. Bạn không nên lựa chọn thành phần kem chống nắng có Methyl Paraben và Retinyl Palmitate.
Chỉ số chống nắng: UVC bị ngăn bởi tầng ozon, UVA được đại diện bằng thông số PA và các dấu cộng (+) ghi trên vỏ hộp. Càng nhiều dấu cộng (+) thì thời gian chống nắng và khả năng chống nắng càng mạnh. Mỗi dấu cộng (+) thể hiện thời gian chống nắng được 4 giờ. PA++ chống nắng được 8 giờ. SPF là thông tin về khả năng ngăn tia UVB, SPF càng cao thì thời gian chống nắng càng lâu.
Tuy nhiên, có 1 nguyên tắc là để đẩy độ chống nắng lên cao thì các hóa chất như Zinc oxide, Titanium oxitde, sulisobenzone... có nồng độ càng cao và đó không phải là dưỡng chất da bạn cần. SPF = 1 chống nắng được 15 phút, tương tự SPF = 20 chống nắng được 300 phút. SPF = 50 chống nắng trong 750 phút tức là hơn 10 tiếng. Căn cứ vào thời gian bạn phải ở dưới ánh sáng mặt trời mà sử dụng loại chống nắng có chỉ số SPF phù hợp chứ không phải cứ bôi kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì càng tốt, ngược lại lạm dụng còn hại cho da.
-> Tham khảo: https://anspasauna.gitbook.io/an-spa/che-do-an-de-co-mot-lan-da-dep
Ăn hoa quả tươi
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học châu Âu thấy rằng với những cơ thể có nồng độ vitamin C cao trong máu có thể vô hiệu hóa được bức xạ HEV. Vậy hoa quả tươi trong khẩu phần dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng để bảo vệ cơ thể bạn khỏi bức xạ có hại từ mặt trời. Bạn hãy ăn thật nhiều hoa quả để chống nắng hiệu quả.
Mặc quần áo sẫm màu
Bức xạ HEV chưa có cream chống nắng nào để ngăn cản, may thay đây là ánh sáng khả kiến bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi các vật chắn tối màu. Kính xe ô tô nhuộm màu, quần áo sẫm màu gần như có thể ngăn tia HEV vô cùng hiệu quả.